Công ty TNHH Cương Hưng là một trong số các công ty hàng đầu trong lĩnh vực thiết kế, gia công cơ khí ở Việt Nam. Chúng tôi Thiết kế sản xuất, gia công cơ khí và các sản phẩm đúc. Chuyên sản xuất tời neo, lỉn nhập khẩu, đúc neo trực tiếp được cơ quan đăng kiểm việt nam đánh giá nhà máy cấp các chứng chỉ và chứng nhận năng lực nhập khẩu và chế tạo

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Mạng xã hội

Thông tin liên hệ
Tời điện thủy lực

Tời điện thủy lực

| 66 lượt xem
Liên hệ
Tình trạng : Còn hàng

Mã sản phẩm : Tời điện thủy lực

Thiết kế : Sản xuất theo yêu cầu.

Đơn vị sản xuất : Công ty TNHH Cương Hưng 

TỔNG ĐÀI HỖ TRỢ
THÔNG TIN SẢN PHẨM

Tời điện thủy lực

Tời thủy lực là loại tời sử dụng chất lỏng để tạo ra lực kéo giúp nâng hạ các vật nặng thay thế cho con người. Thiết bị này có công suất lớn hơn rất nhiều so với các loại tời điện thông thường khác, chính vì vậy mà thường được sử dụng trong xây dựng, khai thác mỏ, vận tải biển,...Vậy có những loại tời thủy lực và cấu tạo như thế nào? Ưu nhược điểm ra sao? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết ở bài viết dưới đây!

1. Tời thủy lực là gì?

Tời thủy lực là thiết bị nâng hạ sử dụng lực áp suất của chất lỏng bị dồn nén trong một không gian kín (nằm trong tời) để tạo ra lực. Lực này được tạo ra để thực hiện các tác vụ nâng, nhấc các vật nặng theo phương thẳng đứng, phương ngang, phương xiên.

Tời thủy lực được xem là dòng máy có sức kéo lớn nhất trên thị trường hiện nay, tải trọng nâng có thể lên đến hàng chục tấn. Đồng thời nó có thể sử dụng được trong các môi trường làm việc có điều kiện khắc nghiệt. Chính vì vậy mà nó được ứng dụng chủ yếu trong việc thi công dầm cầu, xưởng đóng tàu, bến cảng, cứu hộ xe và đánh bắt cá trên thuyền,...

Tời điện thủy lực

2. 5 loại tời thủy lực phổ biến nhất hiện nay

2.1. Tời thủy lực tiêu chuẩn

Tời thủy lực tiêu chuẩn là loại tời thủy lực có cấu tạo đơn giản và được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Nó hoạt động nhờ motor thủy lực được hoạt động theo cơ chế “xi lanh” để tạo ra lực nâng. Loại tời thủy lực này có ưu điểm thiết kế nhỏ gọn, dễ dàng tìm mua và có nhiều model để lựa chọn nên đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách hàng.

2.2. Tời Compact

Tời Compact là loại tời thủy lực có kích thước nhỏ gọn, thường được lắp đặt trong các môi trường làm việc hạn chế về không gian. So với các loại tời nâng hạ thông thường, thì tời compact có kích thước nhỏ hơn, trọng lượng nhẹ và dễ dàng di chuyển hơn.

Ngoài ra, loại tời này cũng có các phụ kiện đi kèm như hộp bánh răng, motor thủy lực, phanh được lắp ẩn đi bên trong tang cuốn tời đảm bảo chiều dài tổng nhỏ nhất. Hơn nữa, tời thủy lực compact còn được làm từ các vật liệu nhẹ, giúp làm giảm trọng lượng tổng thể của tời nên rất dễ dàng lắp đặt và vận hành.

2.3. Tời kéo thủy lực

Tời kéo thủy lực có tải trọng từ 1 tấn đến 30 tấn, phù hợp với nhiều công việc khác nhau. Nó thường được sử dụng để hỗ trợ nâng hạ, di chuyển vật nặng lên đến hàng chục tấn. Thiết bị này sử dụng động cơ thủy lực để tạo ra lực kéo và được trang bị thêm phanh, hệ thống nhả ly hợp bằng tay được lắp đặt tại đầu cuối của hộp bánh răng. Tời kéo thủy lực thường được ứng dụng trong nhiều công việc khác nhau như: kéo thuyền, kéo xe tải hoặc cũng có thể dùng để nâng các tòa nhà nặng, di chuyển các giàn khoan dầu khí,...

Hơn nữa, tời kéo thủy lực rất thích hợp với các công việc có môi trường làm việc khắc nghiệt như đập thủy điện, khai thác khoáng sản, thủy hải sản,...So với sử dụng các loại tời điện thì tời kéo thủy điện sẽ cho lực kéo khỏe và ổn định hơn. Tuy nhiên, tời kéo thủy lực cũng sẽ gặp phải một số nhược điểm như giá thành đắt, khó bảo trì, gây tiếng ồn lớn,...

2.4. Tời quấn dây thủy lực

Tời quấn dây thủy lực có cấu tạo bao gồm motor thủy lực, bánh răng hành trình, phanh, ly hợp, tang cuốn và dây quấn. Ngoài ra, nó còn được trang bị thêm van khóa bảo vệ quá tải để tăng độ an toàn và độ bền cho tời khi sử dụng.

Tời quấn dây thủy lực có khả năng tạo ra được lực rất lớn với công suất cao, phục vụ cho các công việc đòi hỏi có sức nâng lớn mà sức người không thực hiện được. Có thể điều chỉnh trọng lượng nâng một cách dễ dàng bằng cách điều chỉnh tăng hoặc giảm áp suất thủy lực. Chính vì vậy mà nó được ứng dụng trong nhiều công việc khác nhau gồm xây dựng, khai thác mỏ, hàng hải và sản xuất.

2.5. Tời quay thủy lực

Tời quay thủy lực có thể được cài đặt theo chiều ngang hoặc theo chiều dọc với các dây cáp được giãn kéo tối đa lên đến 30 tấn. Thiết bị được trang bị khối van khép kín, điều này không chỉ đơn giản hóa hệ thống thủy lực mà còn đảm bảo hiệu quả làm việc tốt.

Tời điện thủy lực

3. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của tời thủy lực

Cấu tạo của tời thủy lực thường sẽ bao gồm các bộ phận sau:

  • Mô tơ điện
  • Mô tơ nhớt
  • Bơm thủy lực
  • Két nhớt thủy lực
  • Sinh hàn 
  • Hộp giảm tốc của động cơ thủy lực 
  • Hộp số 
  • Tang thu dây giềng rút, ly hợp của tang thu giềng rút, phanh hãm tang thu giềng rút
  • Các tang thu dây ganh, ly hợp các tang thu dây ganh, phanh hãm tang thu dây ganh.

Nguyên lý hoạt động của tời thủy lực:

  • Tời thủy lực được truyền động bằng hệ thống thủy lực. Khi mô tơ điện (1) hoạt động thì bơm thủy lực (2) sẽ đưa dầu thủy lực từ thùng chứa (3) qua bộ chia thủy lực (4) lên hộp giảm tốc động cơ thủy lực (5).
  • Động cơ thủy lực sẽ biến thế năng của dầu thủy lực thành cơ năng và được truyền trực tiếp đến hộp số (6) và trục quay. Dầu thủy lực sau khi đi qua động cơ thủy lực sẽ được hồi về két chứa.
  • Các tang thu dây giềng rút và dây ganh (7, 8, 9, 10) được liên kết hoặc tách với trục quay bằng hệ thống ly hợp (7a, 8a, 9a, 10a, 11a). Mỗi một tang thu dây sẽ có một bộ phanh hãm (7b, 8b, 9b, 10b, 11b).

Tời điện thủy lực

4. Ưu, nhược điểm của tời thủy lực

Ưu điểm:

  • Việc sử dụng tời thủy lực đem lại hiệu quả làm việc cao với khả năng tạo ra được lực kéo khỏe với công suất lớn. Máy chạy khỏe , bền bỉ, cơ cấu tương tối đơn giản nên không yêu cầu cao về thời gian chăm sóc, bảo dưỡng.
  • Người dùng có thể điều khiển máy tời dễ dàng bằng các chế độ đã được cài đặt sẵn ở máy.
  • Khối lượng và kích thước của máy có thể điều chỉnh dễ dàng bằng cách tăng áp suất thủy lực.
  • Nhờ sự quán tính nhỏ của động cơ thủy lực mà có thể nâng hạ với tốc độ nhanh mà không sợ bị va đập mạnh như các loại tời điện khác.

Nhược điểm:

  • Trọng lượng thiết bị lớn, khá cồng kềnh, chiếm nhiều diện tích và gây nhiều khó khăn trong việc di chuyển và lắp đặt.
  • Hiệu suất làm việc của tời thủy lực sẽ bị giảm đi theo thời gian sử dụng vì sự rò rỉ chất lỏng trong hệ thống.
  • Tốc độ nâng hạ của tời thủy lực thường không có độ ổn định cao bởi vì chất lỏng có độ nhớt phụ thuộc vào nhiệt độ. Nên khi mới khởi động thì vận tốc làm việc của tời thủy lực có sự thay đổi do nhiệt độ chất lỏng trong máy tời chưa ổn định.

Tời điện thủy lực

5. Ứng dụng của tời thủy lực trong thực tế

Tời thủy lực thường được sử dụng để nâng hạ các vật liệu xây dựng như dầm, cột, các tấm bê tông, máy xúc, máy ủi,...Hoặc cũng được ứng dụng để kéo tấm, nắp cabin nặng hàng chục tấn trong các công trình thủy điện.

Nó cũng được ứng dụng phổ biến để kéo các loại máy khoan, máy xúc, các toa xe chở quặng và đá trong khai thác khoáng sản. Và cũng được ứng dụng trong ngành hàng hải để nâng hạ neo, neo tàu hoặc dùng để kéo các tàu thuyền khác. Ngoài ra, nó cũng được ứng dụng trong nông nghiệp và công nghiệp để kéo các loại xe tải, xe nâng.

Có thể thấy rằng tời thủy lực có thể ứng dụng được trong hầu hết các lĩnh vực từ xây dựng, công nghiệp, nông nghiệp, khai thác đến thủy điện. Thiết bị này có thể coi như là một trở thủ vô cùng đắc lực trong quá trình nâng hạ những vật nặng có tải trọng lên đến hàng chục tấn.